Phân chia dòng trong mạch khuếch đại

Mỗi mạch khuếch đại có mạch tương đương dc và mạch tương đương ac. Do đó mỗi mạch khuếch đại có 2 đường tải: đường tải ac và đường tải dc. Trong chế độ tín hiệu bé, vị trí của Q không quan trọng nhưng trong chế độ tín hiệu lớn điểm Q cần phải ở giữa đường tải ac để có được tín hiệu cực đại mà không bị méo.

1.Đường tải DC

Hình 6-2a là mạch khuếch đại VDB. Một cách để di chuyển điểm Q là thay đổi R2 . Khi R2 rất lớn transistor rơi vào vùng bão hoà với dòng IC bão hoà cho bởi phương trình: IC(sat) = VCC / ( RC+RE ) (6-1)
Nếu R2 rất bé transistor sẽ rơi vào vùng ngưng dẫn với thế trên transistor cực đại và bằng:
VCE(sat) = VCC                 (6-2)

2.Đường tải AC

Hình 6-2b là mạch tương đương ac của mạch khuếch đại VDB. Do RE nối GND về mặt xoay chiều nên không ảnh hưởng đến hoạt động của mạch. Hơn nữa trở collector ac bé hơn trở collector dc. Khi có tín hiệu ac vào, điểm Q tức thời di chuyển trên đường tải ac như hình 6-3. Nói cách khác, dòng và thế xoay chiều cực đại qui định bởi đường tải ac. Do độ dốc của đường tải ac lớn hơn độ dốc của đường tải dc nên giá trị lối ra đỉnh – đỉnh cực đại (maximum peak to peak) MPP bé hơn nguồn cung cấp VCC. MPP <VCC (6-3)

3.Sự cắt khi tín hiệu lớn

Khi điểm Q nằm giữa đường tải dc như hình 6-3, tín hiệu ac không thể dùng hết đường tải ac mà không bị cắt. Một mạch khuếch đại tín hiệu lớn được thiết kế tốt có Q nằm giữa đường tải ac. Trong trường hợp này chúng ta thu được tín hiệu lớn nhất mà không bị cắt.

4.Biên độ tín hiệu ra

Ứng với một mạch khuyếch đại, giá trị đỉnh của tín hiệu ra là: MP =ICQ.rc (6-4)
Tín hiệu ra đỉnh – đỉnh cực đại bằng: MPP = 2MP (6-5)