Thiết kế khuôn nhựa
Thiết kế khuôn là công việc ổn định và lương cạnh tranh bởi nó là công đoạn không thể thiếu trong sản xuất hàng loạt, và các sản phẩm được thương mại đại trà nên một công việc có thể tạo ra hàng triệu sản phẩm. Chi phí thiết kế khuôn so với lợi nhuận nó mang lại khá thấp, dĩ nhiên trừ các công ty sản xuất số lượng ít, còn những sản phẩm thương mại đại trà thì lương kỹ sư thiết kế khuôn rất cao
Để thiết kế khuôn bạn không phải học thiết kế sản phẩm bởi phần sản phẩm đã được thiết kế sẵn bởi bộ phận dựng hình hoặc file được gởi từ khách hàng, việc của bạn là tạo khuôn cho nó. Nhưng phải có kỹ năng cơ bản về các lệnh xử lý mặt trên phần mềm, và các kiến thức cơ bản về kết cấu khuôn, dĩ nhiên phần này sẽ được chúng tôi hướng dẫn để bạn có thể ứng dụng được ngay sau khi hoàn thành khóa học
Chương trình dạy sẽ tập trung nhiều vào phần kiến thức công nghệ và các quy trình, các phần mềm xử lý và thực hành sẽ được hướng dẫn tùy theo học viên sử dụng, và phần mềm được sử dụng chính là Solidworks, NX, Creo. Mỗi học viên chỉ được chọn một phần mềm.
Chương trình này không dạy từ đầu kiến thức về cơ khí và bản vẽ nên người học cần trang bị trước kiến thức nền tảng như đọc hiểu phần mềm, thiết kế cơ khí, và cả autocad để xử lý bản vẽ khuôn. Nếu chưa có kiến thức gì về mảng cơ khí có thể tham gia riêng khóa Thạo nghề (dạy nghề) với thời gian học lâu hơn, chi tiết hơn
Nội dung các khóa học
1. Thiết kế khuôn trên phần mềm solidworks
Buổi | Nội dung |
1 | · Giới thiệu phương pháp học. · Giới thiệu sơ lược về khuôn, các đối tượng chính trên một bộ khuôn ép nhựa. Các thông số ảnh hưởng tới quá trình ép. · Ôn tập nhóm lệnh Sketch 2D, dựng 3D, các lệnh vẽ thường dùng khi xử lý các chi tiết trong khuôn. · Vật liệu làm khuôn, chọn vật liệu phù hợp cho khuôn ép phun. · Giao diện 3D Quickmold Solidworks · Bài tập |
2 | · Các chú ý khi thiết kế sản phẩm cho công nghệ phun ép (góc thoát khuôn, bề dày sản phẩm, góc bo, các lỗ trên sản phẩm, …). · Giới thiệu về hệ thống kênh dẫn (cấu tạo các kênh dẫn thường dùng, chọn kênh dẫn hợp lý) · Hệ thống đẩy sản phẩm (các hệ thống đẩy sản phẩm thường dùng) · Bài tập |
3 | · Khởi động và hiệu chỉnh phần mềm · Nhóm lệnh Draft, Fillet, Shell · Bài tập |
4 | · Nhóm lệnh tạo Mold Features: Screw Boss, Locating Pin, Lip and Groove, Snap Latch, Living Hinge · Nhóm lệnh hỗ trợ tạo chi tiết có Silders · Nhóm lệnh tạo Ribs, Vents · Bài tập |
5 | · Nhóm lệnh hỗ trợ tạo chi tiết phức tạp: Base Shape Design, · Curvature, Adding Features · Bài tập |
6 | · Hướng dẫn tạo mặt phân khuôn, chọn mặt phân khuôn hợp lý, Slide Pull · Hướng dẫn tạo các tấm lòng khuôn, tạo Runner, các loại Runner và bố trí Runner hợp lý · Bài tập |
7 | · Hướng dẫn tạo undercut đối với các sản phẩm có undercut · Hướng dẫn tạo đường nước, phân bố đường nước hợp lý · Bài tập |
8 | · Hệ thống ty đẩy, bạc dẫn hướng · Hoàn thiện bộ khuôn, mô phỏng tách khuôn · Bài tập |
9 | · Hướng dẫn mô phỏng dòng chảy nhựa xem hiệu quả của quá trình điền đầy sản phẩm · Nguyên nhân, cách khắc phục các dạng khuyết tật thường gặp trên sản phẩm: rỗ khí, giòn, đường hàn, không điền đầy, … · Bài tập |
10 | · Tổng kết · Giải đáp thắc mắc · Kiểm tra cuối khóa |
2. Thiết kế khuôn với phần mềm Creo
Buổi | Nội dung |
1 | · Giới thiệu phương pháp học. · Giới thiệu sơ lược về khuôn, các đối tượng chính trên một bộ khuôn ép nhựa. Các thông số ảnh hưởng tới quá trình ép. · Ôn tập nhóm lệnh Sketch 2D, dựng 3D, các lệnh vẽ thường dùng khi xử lý các chi tiết trong khuôn. · Vật liệu làm khuôn, chọn vật liệu phù hợp cho khuôn ép phun. · Bài tập |
2 | · Các chú ý khi thiết kế sản phẩm cho công nghệ phun ép (góc thoát khuôn, bề dày sản phẩm, góc bo, các lỗ trên sản phẩm, …). · Giới thiệu về hệ thống kênh dẫn (cấu tạo các kênh dẫn thường dùng, chọn kênh dẫn hợp lý) · Hệ thống đẩy sản phẩm (các hệ thống đẩy sản phẩm thường dùng) · Giới thiệu về Undercut và Sliders (các loại undercut thường gặp, cách xử lý thiết kế sản phẩm có undercut hoặc Sliders cho công nghệ phun ép) · Bài tập |
3 | · Chủ đề: đưa chi tiết vào môi trường tạo khuôn phun ép · Tạo project, đưa chi tiết và hiệu chỉnh chi tiết trong môi trường phun ép (độ co ngót, tạo phôi tự động, tạo volume) · Bài tập |
4 | · Tạo lòng khuôn gồm nhiều sản phẩm, bố trí sản phẩm phun ép hợp lý · Tạo phôi thủ công, chọn mặt phân khuôn hợp lý, tạo slider. · Bố trí mặt phân khuôn, tạo undercut đối với các sản phẩm có undercut. · Bài tập ứng dụng buổi 3+4 |
5 | · Tạo mold components · Tách, xem bộ khuôn cơ bản · Bài tập buổi 3+4+5 |
6 | · Thiết kế hệ thống ty đẩy · Tạo bạc dẫn hướng · Bố trí Runner hợp lý · Bài tập |
Buổi | Nội Dung |
7 | · Tạo hệ thống nước làm nguội · Bạc cuống phun và vòng định vị trong khuôn · Bài tập |
8 | · Các thao tác kiểm tra khuôn và sản phẩm lần cuối · Hướng dẫn mở khuôn, đọc các thông số liên quan · Hướng dẫn phân tích dòng chảy nhựa khi thực hiện quá trình phun ép · Bài tập |
9 | · Hướng dẫn thao tác chuyển các đối tượng trên khuôn sang file .prt · Nguyên nhân, cách khắc phục các dạng khuyết tật thường gặp trên sản phẩm: rỗ khí, giòn, đường hàn, không điền đầy, … · Bài tập |
10 | · Tổng kết · Giải đáp thắc mắc · Kiểm tra cuối khóa |
3. Thiết kế khuôn với phần mềm NX
Buổi | Nội dung |
1 | · Giới thiệu phương pháp học. · Giới thiệu sơ lược về khuôn, các đối tượng chính trên một bộ khuôn ép nhựa. Các thông số ảnh hưởng tới quá trình ép. · Vật liệu làm khuôn, chọn vật liệu phù hợp cho khuôn ép phun. · Hướng dẫn kiểm tra sản phẩm trước khi tách khuôn (góc Draft, độ dày chi tiết) · Bài tập |
2 | · Các chú ý khi thiết kế sản phẩm cho công nghệ phun ép (góc thoát khuôn, bề dày sản phẩm, góc bo, các lỗ trên sản phẩm, …). · Giới thiệu về hệ thống kênh dẫn (cấu tạo các kênh dẫn thường dùng, chọn kênh dẫn hợp lý) · Hệ thống đẩy sản phẩm (các hệ thống đẩy sản phẩm thường dùng) · Giới thiệu về Undercut và Sliders (các loại undercut thường gặp, cách xử lý thiết kế sản phẩm có undercut hoặc Sliders cho công nghệ phun ép) · Bài tập |
3 | · Hướng dẫn đưa chi tiết vào môi trường tách khuôn, tạo volume · Hướng dẫn tạo mặt phân khuôn, chọn mặt phân khuôn hợp lý · Bài tập |
4 | · Hướng dẫn tạo Undercut và Slider đối với các chi tiết có Undercut và Slider · Hướng dẫn tách khuôn · Bài tập ứng dụng buổi 3+4 |
5 | · Hướng dẫn tách khuôn (tt); Xem bộ khuôn cơ bản sau khi tách · Hướng dẫn thiết kế vòng định vị · Thiết kế bạc cuống phun và cổng phun · Bài tập buổi 3+4+5 |
6 | · Các loại Runner thường dùng · Hướng dẫn chọn và bố trí Runner hợp lý · Ưu và nhược điểm các loại Runner · Bài tập |
7 | · Hệ thống đẩy sản phẩm (chốt đẩy, lưỡi đẩy), hướng dẫn bố trí hệ thống đẩy hợp lý · Hướng dẫn thiết kế hệ thống làm mát Cooling System · Bài tập |
8 | · Hướng dẫn thiết kế bộ định vị khuôn chính xác · Hướng dẫn thiết kế lò xo · Hướng dẫn đọc, xem thông số bộ khuôn hoàn chỉnh · Bài tập |
9 | · Hướng dẫn xuất bản vẽ tự động sau khi thiết kế khuôn trên NX · Hướng dẫn mô phỏng quá trình điền đầy nhựa vào lòng khuôn · Nguyên nhân, cách khắc phục các dạng khuyết tật thường gặp trên sản phẩm: rỗ khí, giòn, đường hàn, không điền đầy, … · Bài tập |
10 | · Tổng kết · Giải đáp thắc mắc · Kiểm tra cuối khóa |