Các loại mô hình Transistor

1.Hai mô hình transistor

Để mô tả hoạt động của mạch khuyếch đại transitor ở chế độ ac, cần một mạch tương đương cho transistor. Nói cách khác chúng ta cần một mô hình cho transistor mà nó mô phỏng được hoạt động của transitor khi có tín hiệu ac. Một trong những mô hình transistor sớm nhất do Ebers Moll đề xuất là mô hình trên hình 5-10. Mô hình này còn gọi là mô hình chữ T.

Theo mô hình chữ T, khi một thế ac xuất hiện ở lối vào bộ khuếch đại thì một thế ac xuất hiện trên diode base emitter như hình 5-11. Thế này tạo ra dòng base ac. Nói cách khác nguồn thế ac vào đã được tải trên trở kháng vào của base. Nhìn vào base của transistor, ta thấy một trở kháng vào zin(base). Tại tần số thấp, trở kháng này bằng: zin(base) = vbe / ib (5-9)
Ap dụng định luật Ohm cho diode emitter, có thể viết vbe= ie.r’e
zin(base) = ie.r’e / ib
Vì ie ≈ ic nên
zin(base) = r’e (5-10)

Một mô hình khác của transistor cũng được sử dụng, đó là mô hình chữ ð. Hình 5-12a cho thấy sơ đồ mô hình ð của transistor. So với mô hình chữ T (hình 5-12b) mô hình chữ ð dễ dùng hơn. Chúng ta có thể dùng một trong hai mô hình, mô hình chữ T hoặc mô hình chữ ð, khi phân tích mạch transistor ở chế độ ac.